Hôm nay là đọc tin thấy việc căn băng rôn ở Tp. Hồ Chí Minh về việc các công ty Ifan, Modern Tech, Pincoin về hành vi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt gần 15 ngàn tỷ đồng (tương đương 661.500.000 USD – sáu trăm sáu mươi mốt triệu năm trăm ngàn đô la Mỹ theo tỷ giá ngày 8/4/2018)) từ hành vi huy động vốn thông qua việc phát hành tiền ảo – Một con số khủng khiếp đối với những người làm ăn chân chính Việt Nam!

Trong thời đại kỹ thuật số 4.0 này, trong khi chính phủ nhiều quốc gia vẫn chưa hoàn thiện được khung pháp lý cho việc quản lý tiền kỹ thuật số (tiền ảo), thì đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tội phạm liên quan đến lừa đảo huy động vốn, rửa tiền quốc tế. Vậy nên, vấn đề quan tâm nhất hiện nay của chính phủ các quốc gia chính là làm sao có thể quản lý được việc huy động, quản lý và sử dụng các loại tiền kỹ thuật số nói chung một cách an toàn, hiệu quả, bảo vệ được quyền lợi của tất cả các bên tham gia.

Trong lĩnh vực tội phạm hình sự khá mới mẻ này, có lẽ luật pháp Hoa Kỳ cung cấp công cụ hoàn chỉnh nhất để xử lý, vì thực tế là hệ thống pháp luật Hoa Kỳ đã có “kinh nghiệm thực tế” thông qua vụ lừa đảo mang mô hình Ponzi liên quan đến tỷ phú Bernard Madoff.

Luật pháp Hoa Kỳ có cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý các hành vi phạm tội từ việc lừa đảo bằng phương thức huy động vốn từ việc phát hành, giao dịch tiền ảo theo các luật, đạo luật sau đây:

  1. Title 26, Internal Revenue Code (IRC)
  2. Title 31, USA Patriot Act
  3. Title 18, USC relating to Money Service Businesses to be registered with the Federal Government
  4. Bank Secrecy Act
  5. Money Laundering Control Act of 1986
  6. Security Act of 1933
  7. Security Exchange Act of 1934
  8. Trust Indenture Act of 1939
  9. Investment Company Act of 1940
  10. Investment Advisers Act of 1940
  11. Sarbanes-Oxley Act of 2002
  12. Dodd-Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act of 2010
  13. Governmental Rules and Regulations

Phạm vi điều chỉnh của tất cả các luật, đạo luật trên là vô cùng rộng lớn, bao trùm tất cả lĩnh vực về chứng khoán, tài chính, tiền tệ, vậy nên, để có thời gian “nghiền ngẫm” hết tất cả các luật, đạo luật nêu trên, chắc là phải cả năm trời, thật là khó hơn “đi tu”, và khi đọc hết và hiểu chi tiết, các bạn có thể trở thành những chuyên gia đầu tư tài chính, chứng khoán kỳ cựu.

Để có thể dễ hiểu, không bị “nhứt đầu” vì quá chi tiết hóa các phần (section) của các luật, đạo luật này, mình chỉ có thể tóm tắt và nêu ra những nội dung chính yếu nhất liên quan đến cơ sở pháp lý để xử lý hành vi lừa đảo trong việc huy động vốn từ việc phát hành, giao dịch tiền ảo tương tự như là vụ việc lừa đảo 15.000 tỷ VNĐ vừa xảy ra tại Việt Nam. Các nội dung chính như sau:

  • Đạo luật về chứng khoán yêu cầu các công có huy động vốn lớn từ công chúng, thì bắt buộc phải đăng ký với và chịu sự quản lý của Ủy ban chứng khoán (SEC);
  • Đạo luật về chứng khoán yêu cầu việc huy động, giao dịch vốn thực hiện theo những thủ tục, trình tự quy định, và phải báo cáo định kỳ cho SEC.
  • Đạo luật về công ty đầu tư và tư vấn đầu tư bắt buộc các thành viên công ty, người môi giới đầu tư, tư vấn đầu tư phải kê khai thông tin cá nhân;
  • Đạo luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng yêu cầu cơ quan công quyền tiểu bang (ủy ban bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cảnh sát), liên bang (FBI, SEC, IRS) phối hợp phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội.
  • Luật thuế (IRS) cho phép cơ quan thuế liên bang truy thu thuế, tịch thu tài sản phạm tội.
  • Luật chống rửa tiền cho phép Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) có thẩm quyền xử lý các hoạt động tội phạm liên quan đến rửa tiền quốc tế, mà qua chúng ta đã thấy FBI đã tham gia bắt giữ và dẫn độ một số thành viên quản trị của các sàn giao dịch Bitcoin.

Như vậy có thể thấy, với các quy định khá đầy đủ này và sự phối hợp chặt chẽ ncủa các cơ quan công quyền Mỹ, thì kiểu lừa đảo như vừa xảy ra ở Việt Nam là rất khó có thể xảy ra trên đất Mỹ.

Nên chăng, với một xã hội nhạy cảm, dễ bị “dụ dỗ” bởi lòng tham như Việt Nam, các nhà lập pháp Việt Nam nên tham khảo các quy định trên đây để có thể xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý tốt hơn, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lừa đảo tương tự xảy ra trong tương lai.

Nguồn: Tìm Hiểu Luật Pháp Hoa Kỳ

%d bloggers like this: