Hôm nay tôi xin chia sẻ với quý vị một vấn đề được rất nhiều người quan tâm trước khi qua đây. Đó là những điều mà Việt kiều ít ai dám chia sẻ thật lòng với người nhà trước khi những người này định qua Mỹ định cư.

Những dòng tâm sự này của tôi dựa trên câu chuyện có thật của một gia đình vừa mới qua Mỹ định cư dưới sự bảo lãnh của chị gái ruột. Gia đình này gồm 2 vợ chồng và 2 đứa con nhỏ, cũng ở tại tiểu bang Minnesotas như tôi. 2 anh chị này chỉ vừa mới qua hơn 1 tháng nhưng đã đậu được bằng lái, có được bảo hiểm Obamacare và cũng đã có việc làm.

Thật sự, không phải ai cũng được thuận lợi và may mắn như 2 vợ chồng này. Có được những điều đó chỉ trong tháng đầu qua Mỹ thì những người thân bảo lãnh cho họ quả thực quá tuyệt vời. Do vậy, gia đình họ có nhắn gửi đôi dòng tâm sự mà tôi nghĩ là thật sự cần thiết cho những Việt kiều đang và sẽ có ý định bảo lãnh người thân qua này.

Đầu tiên, một khi chúng ta xác định giúp đỡ người nhà qua bên Mỹ, chúng ta phải thật sự nghĩ là mình sẽ toàn tâm toàn ý giúp đỡ họ. Ai qua đây cũng khổ, bản thân người bảo lãnh chưa chắc đã có cuộc sống sung sướng nhưng mình vì thương cho người nhà mà bảo lãnh cho họ qua đây, do vậy một khi đã giúp nên giup từ đầu tới cuối. Tiếp đó, hãy xác định tư tưởng và tinh thần cho họ. Ngay ban đầu, nên nói rõ cho họ cuộc sống bên này thực sự rất cực khổ, không có như ở Việt Nam, nhưng nếu chăm chỉ làm lụng, vượt qua được thời gian khó khăn ban đầu, rồi cuộc sống sẽ rất khá.

Còn về phía chúng ta, một khi đã xác định giúp đỡ họ thì phải giúp cho trót, cho hoàn thành nhiệm vụ, cho tới khi người nhà chúng ta thành công, khi ấy thì mới yên lòng. Khi họ qua đây còn bỡ ngỡ, chúng ta phải có trách nhiệm giúp đỡ hết mình, chứ bỏ người ta giữa chừng, ‘mang con bỏ chợ’ thì thực sự rất tội cho người ta. Nếu như vậy, chẳng thà ngay từ đầu đừng bảo lãnh họ qua đầy làm gì.

Và còn một vấn đề khác, nhạy cảm và tế nhị hơn, đó là chuyện sinh hoạt hàng ngày khi sống cùng một nhà. Những người mới qua, họ thực sự còn rất nhiều lạ lẫm với lối sống bên này, đó là lúc họ cần một người được thừa hưởng lối sống Mỹ như chúng ta chỉ bảo, dạy bảo họ, Chuyện người đến trước coi thường người đến sau, nhìn người đến sau với đôi mắt ‘khinh thường’ thực sự quá phổ biến trong cộng đồng người Việt qua bên này.

Nhưng nếu ta cư xử bực bội với họ, họ thật sự sẽ cảm thấy rất tủi thân, vì khi họ qua bên này họ chẳng có ai thân quen ngoài ta, nếu chính chúng ta còn không đối xử tốt với họ, họ sẽ thật sự rất bơ vơ, tội nghiệp rồi sinh ra chán nản với cuộc sống bên này. Cho nên, nếu người nhà khi qua bên này có gì chưa biết hay chưa hiểu, ta nên từ từ dạy bảo họ, hãy nhớ rằng trước kia khi mới qua, ta cũng từng có những khoảng thời gian khó khăn như thế.

Và nhân đây, bản thân tôi là một người đã từng trải qua nhiều cảm giác bỡ ngỡ, phải tự một mình bươn chải cuộc sống bên này khi mới qua, cũng muốn chia sẻ với quý vị vài điều có thể giúp đỡ nhau của cộng đồng người Việt mình bên này. Tại Tu viện Tây Phương, tiểu bang Minnesotas, thứ 6 hàng tuần tôi có mở lớp dạy lái xe miễn phí cho bà con cô bác mới qua, chưa có bằng lái và có nhu cầu học lái xe.

Bên cạnh đó, còn có một lớp dạy tiếng Việt miễn phí cho con em quý vị bên này, do những bạn tình nguyện viên khác thực hiện. Điều này đã được sư thầy Thích Hạnh Đức hoan hỉ đồng ý, là một điều vô cùng ý nghĩa để cộng đồng người Việt chúng ta bên này có thể giúp đỡ nhau. Do vậy, rất mong nhận được sự đóng góp từ các quý vị khác, những chia sẻ của quý vị về cuộc sống khi qua Mỹ, để chúng ta có thể giúp đỡ nhau, giúp cộng đồng người Việt ngày càng lớn mạnh hơn.

Nguồn: Youtube Dương Trung Hiếu

Đội ngũ chuyên gia và luật sư di trú sẵn sàng hỗ trợ, hãy gọi Hotline 0948064444.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *