“Trong xã hội này, cho dù có xảy ra chuyện gì thì bạn cũng rất hiếm khi cảm thấy tuyệt vọng, nó luôn luôn có sẵn một con đường đợi bạn.”

1. Vấn đề tiêu dùng

Nếu như bạn mua một đôi giày và đi được 2 tuần, khi đó bạn mới cảm thấy không hợp và đến cửa hiệu để đổi. Nhân viên phục vụ sẽ cho bạn 3 sự lựa chọn: một là bạn đổi lấy đôi giày khác, hai là bạn dùng số tiền đó để mua sản phẩm khác, ba là do quản lý cửa hàng quyết định xem bạn có thể trả lại giày và lấy tiền về hay không.

Có người nói, “Chế độ hậu mãi như này chỉ có thể được xây dựng trên một xã hội văn minh nhất định. Còn những người có trình độ văn hóa thấp kém, thì không thích hợp để hưởng chế độ này.” Tuy nhiên, “Để duy trì một chế độ xã hội tốt, thì hầu như không phải dựa vào pháp luật mà là sự tự giác.”

2. Đối với quyền hạn và trách nhiệm

Nếu như bạn bị đánh ở nơi công cộng, sau đó hung thủ đã trốn thoát, bạn có quyền yêu cầu chính phủ bồi thường.

Vì sao lại có chuyện đó? Chính phủ đâu có phạm tội, điều đó có liên quan gì đến chính phủ? Nhưng luật sư Mỹ sẽ nói cho bạn biết, “Đó là trách nhiệm của chính phủ. Có người phạm tội khiến cho bạn bị thương và phải đi bệnh viện, bạn sẽ bị lỡ công việc, những cái đó chính phủ đều phải bồi thường.”

Trước đây có một nhà văn người châu Á sống tại Mỹ, do có mâu thuẫn đã đánh lộn với người khác, bản thân ông ta nghĩ rằng mình có lý. Khi đó ông không nghĩ rằng chỉ một nắm đấm của mình lại gây ra kết quả như vậy: Ông phải trả tiền phí đắt đỏ cho luật sư chỉ để đạt được thỏa thuận bồi thường với người bị hại. Ông còn bị phạt ngồi tù một ngày, 100 giờ làm việc công ích, và bị phạt 2000 USD.

Nhà văn người châu Á cho biết: “Tôi thừa nhận việc đánh người, nhưng việc tôi đánh anh ta là quang minh chính đại, là có lý, nói một cách khác là người đó đáng bị đánh.”

Luật sư: “Vậy thì ông không hề hiểu về luật pháp nước Mỹ. Về việc người đó có đáng bị đánh hay không, đó là một chuyện hoàn toàn khác, không liên quan gì đến vụ án này. Thẩm phán họ chỉ muốn biết ông có đánh người hay không. Nếu như anh ta nợ ông tiền, hay lừa gạt ông, khiến cho ông bị tổn thương về thể xác hay tinh thần thì ông có thể kiện anh ta, đó lại là một phiên xét xử khác.”

3. Đối với giáo dục

Nếu như bậc cha mẹ nào quá bận rộn, trong lúc sơ sẩy để con mình rơi xuống bể bơi và qua đời. Đúng vào lúc bố mẹ đang đau khổ, thì nhận được lệnh triệu tập với lý do “Bỏ rơi nhiệm vụ”. Do không làm tròn trách nhiệm của người giám hộ, họ sẽ phải đối diện trước hình phạt của pháp luật.

Đối với một số người mà nói, điều này rất không có tình người. Những bậc cha mẹ vừa mất con, họ đang rất đau khổ, vậy mà chính vì điều đó lại khiến họ phải ngồi tù.

Lý do của quan tòa hết sức đơn giản:  “Do bố mẹ vô trách nhiệm, khiến cho một sinh mạng bị chết, luật pháp sẽ không cho phép làm như thế. Hình thức này sẽ có tác dụng cảnh cáo đối với vô số bậc cha mẹ, khiến cho họ có trách nhiệm chăm sóc và bảo hộ con cái tốt hơn.” Ý nghĩa triết học của nó là, “Bạn sinh ra một đứa trẻ, nhưng sinh mệnh đó thuộc về bản thân nó. Chúng sẽ có rất nhiều quyền lợi để sống trong xã hội này. Cho dù chúng chưa ý thức được, hay đã trưởng thành. Thì xã hội này vẫn có rất nhiều tầng pháp luật bảo vệ chúng.”

Có một đôi vợ chồng già người châu Á có được visa vĩnh viễn tại Mỹ. Thu nhập bình quân 1 năm của đôi vợ chồng này không đủ 8000 USD. Do đó họ đã được hưởng các dịch vụ y tế miễn phí, ngay cả thuốc cũng được gửi đến tận nhà. Thậm chí tiền mua kính lão, và máy trợ thính của họ cũng là do chính phủ chi trả. Họ còn có thể đến “trung tâm sinh hoạt người cao tuổi”, ở đây họ có thể hưởng những đãi ngộ tối ưu và chăm sóc đặc biệt.

Có một lần, người phụ trách trung tâm người cao tuổi đã đến kiểm tra điều kiện sinh hoạt của đôi vợ chồng già. Sau đó họ đã yêu cầu con của đôi vợ chồng già phải lắp thêm tay vịn ở 2 bên giường, điện thoại ở bên cạnh giường. Trong phòng ngủ phải có đèn ngủ, và phòng tắm phải có tay vịn bằng kim loại.

Khi con trại họ trả lời là biết rồi, người phụ trách nói: “Anh không thể chỉ nói biết rồi, anh phải nói cho tôi biết khi nào thì làm xong để tôi đến kiểm tra lại.”

4. Thế nào là vì nhân dân phục vụ

Ở Mỹ bạn chỉ cần bỏ ra mấy chục USD là có thể mua được bộ máy thu tín hiệu, ngay lập tức bạn có thể nghe được toàn bộ thông tin liên lạc của cảnh sát.

Có người sẽ hỏi: ” Nếu như thế chẳng phải cảnh sát sẽ không có bí mật hay sao?”

Có người trả lời: “Họ là vì nhân dân phục vụ, họ cần bí mật gì chứ?”

Như thế không phải sẽ loạn hay sao? Nếu như thông tin giữa cảnh sát mà chỉ có cảnh sát biết. Tội phạm đã bị bắt và mọi việc đã xử lý xong, sau đó mới thông báo cho phóng viên, như thế mới chính là loạn. Khi đó thì ai có thể biết được ai đúng ai sai?

5. Mọi tầng lớp đều có trách nhiệm

Mỹ là một nước mà mọi người đều có trách nhiệm, “Có được sự ủng hộ của người dân thành phố thì bạn mới có thể lên làm Thị trưởng; Có được sự ủng hộ của cử tri bang, bạn mới có thể lên làm Nghị sỹ hoặc Thống đốc bang; Có được sự ủng hộ của cử tri toàn quốc, thì bạn mới có thể lên làm Tổng thống.”

6. Tại sao những nhân tài cho đến những người văn hóa thấp đều muốn di dân sang Mỹ?

Có người định cư nhiều năm tại Mỹ cho biết: “20 năm qua, dần dần tôi mới phát hiện ra. Cơ chế xã hội ở đây được lập ra hoàn toàn là để giải quyết cho mọi vấn đề có thể xảy ra đối với người dân. Nói một cách khác, cho dù có xảy ra chuyện gì thì bạn cũng rất hiếm khi cảm thấy tuyệt vọng, nó luôn luôn có sẵn một con đường đợi bạn.”

Theo Secretchina Thiên Minh biên dịch

Đội ngũ chuyên gia và luật sư di trú sẵn sàng hỗ trợ, hãy gọi Hotline 0948064444.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *