Câu chuyện phát triển của Trung Quốc không có tiền lệ và người dân nước này rất tin vào tương lai.

Không lâu trước đây, cụm từ “giấc mơ Mỹ” là một trong những biểu tượng của hy vọng, niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn cho những người làm việc chăm chỉ. Hiện nay, giấc mơ ấy vẫn còn, nhưng ở một nước khác, Trung Quốc. Cường quốc châu Á phát triển mạnh đến mức cơ hội đổi đời ở đây vượt xa Mỹ.

Ảnh: World Inequality Database.

Nhìn chung, Trung Quốc vẫn nghèo hơn nhiều so với Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh dẫn đầu trong những chỉ số kinh tế vô hình nhưng có giá trị nhất: lạc quan. Người dân ở đây có cái nhìn tích cực nhất trên thế giới, nhiều hơn người Mỹ và châu Âu, theo khảo sát ý kiến công chúng.

Lý do là gì?

Trước hết, đó là sự mở rộng kinh tế chưa từng xảy ra trong lịch sử hiện đại. Thu nhập hộ gia đình tăng mạnh; đời sau có nhiều tiền hơn đời trước. Điều này cũng có nghĩa là kỳ vọng đang lên, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển.

Tuổi thọ cũng tăng vọt. Đàn ông Trung Quốc sinh năm 2013 dự kiến sống lâu hơn 7 năm so với người sinh năm 1990; phụ nữ có khả năng thêm gần 10 năm tuổi thọ.

Wu Haifeng, một nhà phân tích tài chính 37 tuổi sinh ra trong một gia đình trồng ngô ở miền bắc, hiện kiếm hơn 78.000 USD một năm. “Trung Quốc chắc sẽ luôn mạnh”, ông nói.

800 triệu người đã thoát nghèo. Con số này gấp 2,5 lần dân số Mỹ. Ảnh: World Bank.

Từng chiếm phần lớn dân số nghèo thế giới, Trung Quốc hiện chiếm phần lớn tầng lớp trung lưu. Ảnh: World Inequality Database.

Tất nhiên, rủi ro vẫn hiện hữu và không ai đảm bảo rằng đà tăng của Trung Quốc sẽ tiếp tục mãi.

Sụt giảm kinh tế kéo dài có thể gây thiệt hại lớn. Chuyên gia cảnh báo nước này có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình, khi tăng trưởng và thu nhập đứng yên – nếu không giải quyết mức nợ doanh nghiệp cao hoặc không nỗ lực đổi mới. Nhân khẩu học cũng là một quả bom nổ chậm: Trung Quốc đang chạy đua để giàu trước khi già.

Mặc dù vậy, quỹ đạo kinh tế vẫn đang đi lên.

Giống Mỹ, Trung Quốc có khoảng cách giàu nghèo lớn. 500 triệu người nghèo nhất, khoảng 40% dân số, ngày càng nghèo đi. Nhóm này sống dưới mức 5,50 USD một ngày, theo Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Các quốc gia lớn xếp theo mức độ bất bình đẳng và tính di động thu nhập. Ảnh: World Bank.

Ngày nay, sản lượng kinh tế bình quân đầu người ở Trung Quốc là 12.000 USD, cao hơn mức 3.500 USD một thập kỷ trước. Con số này cao hơn nhiều 53.000 USD ở Mỹ.

So sánh tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Trung Quốc với các nước. Ảnh: Maddison Project.

Tiến bộ này đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh chính phủ nước này hạn chế khu vực đất ở và số con của mỗi gia đình. Nới lỏng hạn chế có thể đẩy nhanh tăng trưởng thu nhập. Đây là lý do tại sao nhiều người đang nói về “Giấc mơ Trung Quốc”.

Xu Liya, 49 tuổi, từng trồng lúa mì ở Chiết Giang. Gia đình bà chỉ ăn thịt một lần một tuần, và mỗi đêm bà phải ngủ với 7 người thân. Sau đó, bà được học bổng đại học và mở một cửa hàng quần áo. Bây giờ, Xu sở hữu 2 ôtô và một căn hộ trị giá hơn 300.000 USD. Con gái học đại học ở Bắc Kinh.

“Nghèo đói và tham nhũng làm tổn thương người bình thường ở Trung Quốc quá lâu. Mặc dù xã hội ngày nay không hoàn hảo, người nghèo cũng có nguồn lực để cạnh tranh với những người giàu”, bà nói.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
%d bloggers like this: