(Câu chuyện thực của sinh viên đại học Thomas Trần tại Mỹ)

Theo thống kê của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE). Năm học vừa qua, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Mỹ với 24.325 sinh viên. Trong số đó, phần lớn các bạn trẻ đều ấp ủ giấc mơ định cư Mỹ sau du học. Làm việc và xây dựng sự nghiệp toàn cầu. Nhưng với góc nhìn và trải nghiệm thực thế của những người trong cuộc. Hành trình định cư Mỹ sau du học không hề dễ dàng như nhiều gia đình vẫn nghĩ.

Tránh suy nghĩ cho con du học Mỹ là đủ

Du học sinh và gia đình cần có kế hoạch thật cụ thể. Tránh “ảo tưởng” mọi thứ sẽ tốt đẹp ngay khi đặt chân đến Mỹ. Nhất là quan niệm là sinh viên của một trường danh tiếng sẽ chắc chắn có thể định cư Mỹ sau du học. Thực tế,định cư Mỹ sau du học không quá khó nhưng tất cả phụ thuộc vào nỗ lực phấn đấu của du học sinh trong suốt những năm học tập tại đây. Môi trường sống tại Mỹ mang đến rất nhiều cơ hội để định cư sau du học nhưng cần đến sự nhạy bén, bản lĩnh của các bạn trẻ. Quan trọng hơn, sự hỗ trợ từ phía gia đình không chỉ là đảm bảo tài chính cho con du học. Đó còn là việc tạo nền tảng tốt để con phát huy hết tài năng của mình để tìm được việc làm ưng ý và bắt đầu phát triển sự nghiệp.

Để có thêm góc nhìn đa chiều về định cư Mỹ sau du học. Câu chuyện và chia sẻ của Thomas Trần (Trần Hiển Nhân), một du học sinh vừa tốt nghiệp loại ưu Đại học Seattle University –  Albers School of Business and Economics, Mỹ sẽ mang đến những thông tin thực tế hữu ích cho các gia đình Việt và những bạn trẻ đang có mong muốn tương đồng.

Dinh Cu My Sau Du Hoc Khong Kho Nhung Dung Ao Tuong

Thomas Trần (trái) và em trai đều là du học sinh tại Mỹ.

Nỗ lực bắt nhịp học tập theo kiểu Mỹ ngay từ những ngày đầu

Thomas bắt đầu hành trình du học Mỹ năm 16 tuổi với sự tự tin về vốn ngoại ngữ trôi chảy và thành tích học tập tốt tại Việt Nam. Thế nhưng, trong những ngày đầu trở thành học sinh của trường Green River College, bang Washington, Thomas đã nhận ra không dễ để nắm bắt kiến thức được giảng dạy như bạn bè người Mỹ.

Sau này, khi trò chuyện cùng các du học sinh người Việt khác, Thomas mới nhận ra đây là vấn đề chung. Bởi dù vốn tiếng Anh tại Việt Nam tốt đến mấy, điều đầu tiên các du học sinh cần làm là phải nhanh chóng trang bị từ vựng chuyên ngành, tự học nhiều hơn và quan sát, học hỏi cách học của sinh viên bản xứ.

Sự khác biệt trong cách học và ngôn ngữ là yếu tố gây stress với rất nhiều người.

Nhưng khi tìm ra cách thích ứng và có thể lĩnh hội được kiến thức của chương trình học cũng là lúc tâm lý lo âu của các sinh viên được giải toả. Thomas gọi đây là: “Hành trình du học thực sự bắt đầu”. Từ kinh nghiệm bản thân, khi đã bắt nhịp được cách học tại trường Mỹ, Thomas cảm thấy rất hứng thú với việc mỗi ngày đến lớp. Việc học trở nên ít áp lực hơn và thành tích học tập cũng theo đó tốt hơn. Từ trường Green River College đến đại học Seattle, Thomas đều đạt được xếp hạng ưu.

Đòi hỏi sinh viên phải tự mình nỗ lực, khai phá tiềm năng của giáo dục Mỹ.

Thomas kể, có những trường hợp du học sinh nghĩ rằng những ngày đầu chưa phải là thời gian quan trọng nên chú tâm vào việc khác. Kết quả gặp khó khăn khi bắt nhịp học tập và nếu không thể “lội ngược dòng”, giai đoạn sau này sẽ rất vất vả. Nhiều du học sinh đã dở dang việc học tập vì không thể chịu được áp lực với cách học đòi hỏi sinh viên phải tự mình nỗ lực, khai phá tiềm năng của giáo dục Mỹ.

Dinh Cu My Sau Du Hoc Khong Kho Nhung Dung Ao Tuong
Thomas có những người bạn thân đến từ khắp các quốc gia trên thế giới.

Kết bạn và tận dụng tối đa nguồn hỗ trợ khi du học Mỹ

Cuộc sống tại Mỹ sẽ rất hứng thú, đầy động lực và cơ hội phát triển bản thân nếu du học sinh hoà đồng với tập thể. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng khác là cần hiểu rõ quyền lợi của mình và tận dụng tối đa các nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng. Thomas Trần cho biết, các trường đại học tại Mỹ có rất nhiều hoạt động mang tính kết nối. Với cách học chủ động tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề, việc kết nối với bạn bè cùng lớp rất quan trọng để học tập, chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống và rèn luyện cách làm việc nhóm sau này.

Các giáo sư, chuyên gia tại trường rất thân thiện, luôn sẵn lòng giúp đỡ những yêu cầu chính đáng của sinh viên. Vì thế, khi cần hỗ trợ, các du học sinh có thể chủ động gặp các thầy cô.

 “Khi học tại trường Albers, Seattle University, em và các bạn thường xuyên tham gia các sự kiện kết nối sinh viên và doanh nghiệp, chương trình rèn luyện kỹ năng do trường tổ chức. Nhờ vậy mà em dạn dĩ, tự tin hơn rất nhiều, nhất là kỹ năng thuyết trình trước hội trường hàng trăm người vốn là điều e ngại bởi bản tính có phần rụt rè của người Á đông. Em học chuyên ngành Marketing và ngay trong quá trình học, em được trường tạo điều kiện để làm việc thực tế tại các công ty từ lên kế hoạch dự án đến triển khai thực tế”.

Trong năm cuối học tại trường, Thomas còn được các thầy cô mời cộng tác làm diễn giả để chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng và sự tự tin cho các sinh viên mới vào trường. Đây là hoạt động yêu thích của Thomas vì có thể giúp đỡ được nhiều bạn trẻ Việt Nam nhanh chóng bắt kịp cuộc sống du học sinh tại Mỹ.

Dinh Cu My Sau Du Hoc Khong Kho Nhung Dung Ao Tuong

Trải nghiệm làm việc thực tế tại các công ty ngay từ khi học là yếu tố giúp Thomas sẵn sàng tạo dựng sự nghiệp ngay khi tốt nghiệp.

Sẵn sàng đối mặt với những thay đổi khi du học Mỹ

Sau hai năm đầu học tại Green River College, Thomas quyết tâm vào một đại học danh tiếng được xếp thứ hạng cao trên toàn thế giới. Và với cá tính luôn phấn đấu của mình, chàng du học sinh đã đạt được mục tiêu trở thành sinh viên của trường. Tuy nhiên, sau một thời gian theo học, Thomas nhận ra ngôi trường này có nhiều yếu tố không phù hợp với mình. Đó là lúc chàng sinh viên quyết định tìm kiếm một cơ hội khác.

Thomas kể: “Để trở thành sinh viên một trường đại học hàng đầu của Mỹ, em đã rất cố gắng. Nhưng rồi em nhận ra mình sẽ không thể phát huy hết khả năng bản thân nếu không thấy thoải mái hay hạnh phúc khi học tập. Lúc quyết định không theo học nữa, em đã rất đắn đo, cân nhắc nhiều thứ. Cuối cùng, yếu tố tự tin vào khả năng của bản thân chính là nguồn động lực để em bắt đầu lại tại một đại học khác. Lần này, em tìm hiểu mọi chi tiết từ khung cảnh sống, chương trình đào tạo, các hoạt động của trường trước khi nộp đơn. Em rất hạnh phúc trong suốt thời gian theo học tại Seattle University và hài lòng vì mình đã ra quyết định đúng lúc”. Tại đây, ngoài bằng cấp quốc tế, được đào tạo kiến thức để sẵn sàng đi làm tại các công ty của Mỹ hay bất cứ đâu trên toàn cầu, em còn tìm thấy nhiều điều quý giá khác. Đó là việc có những người bạn đến từ khắp nơi trên thế giới và được gặp gỡ đội ngũ các mentor. Em rất biết ơn các chuyên gia đã hướng dẫn em biết cách làm CV chỉn chu đến từng chi tiết nhỏ, huấn luyện về kỹ năng mềm, cách thích ứng văn hoá doanh nghiệp làm việc tại Mỹ hay đưa ra những gợi ý về công ty mà em có thể nộp đơn xin việc”.

Dinh Cu My Sau Du Hoc Khong Kho Nhung Dung Ao Tuong

Thomas cảm thấy hạnh phúc khi được theo học ngành marketing yêu thích tại ngôi trường danh tiếng tại bang Seattle.

Gỡ bỏ mọi rào cản nhờ tư cách thường trú nhân

Tuy vậy, du học Mỹ không chỉ có màu hồng dù cho đó là một du học sinh luôn có ý thức học tập và ý chí phấn đấu như Thomas. Có những thực trạng mà chỉ những người trải nghiệm cuộc sống của một sinh viên quốc tế tại Mỹ mới rõ hơn bao giờ hết, nhất là giai đoạn tìm một công việc phù hợp và bắt đầu xây dựng sự nghiệp sau khi ra trường. Hẳn nhiên điều này liên quan mật thiết đến việc định cư Mỹ sau du học.

Các công ty tại Mỹ thường ưu ái các sinh viên là người Mỹ hoặc đã có thẻ xanh hơn là du học sinh

Thomas chia sẻ, dù không có một quy định bắt buộc nào nhưng “luật bất thành văn”, các công ty tại Mỹ thường ưu ái các sinh viên là người Mỹ hoặc đã có thẻ xanh hơn là du học sinh. Điều này khá dễ lý giải vì doanh nghiệp tại Mỹ thường có xu hướng tuyển dụng nhân sự có sự cam kết sẽ làm việc lâu dài và có đóng góp nhất định cho nền kinh tế quốc gia. Theo luật định, trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp, du học sinh phải trở về đất nước của mình nếu không tìm được việc làm và có bảo lãnh từ công ty đang làm việc. Quy địn này đã làm tan vỡ giấc mơ định cư Mỹ sau du học của nhiều người vì đã thiếu sự chuẩn bị trên bước đường khởi nghiệp.

Các sinh viên quốc tế nếu không có thẻ xanh tại Mỹ với tư cách thường trú nhân sẽ bị hạn chế theo học các ngành đặc thù như: luật, y khoa…

Trong học tập, các sinh viên quốc tế nếu không có thẻ xanh tại Mỹ với tư cách thường trú nhân sẽ bị hạn chế theo học các ngành đặc thù như: luật, y khoa… Điều này là một thiệt thòi rất lớn nếu đó là lĩnh vực mà các bạn trẻ muốn theo đuổi. Trải qua rất nhiều khó khăn để tiếp cận nền giáo dục tốt nhất thế giới mà vẫn không thực hiện được giấc mơ của mình là điều rất đáng tiếc.

Sở hữu thẻ xanh theo diện đầu tư EB-5

Hiểu điều này nên gia đình Thomas, mặc dù đang sống tại Việt Nam đã kịp giúp con trai sở hữu thẻ xanh theo diện đầu tư EB-5. Ngay trong kỳ nghỉ đầu tiên, khi nghe con kể về đời sống du học sinh tại Mỹ, cha mẹ của Thomas đã quyết định âm thầm giúp con trai mở cánh cửa tạo dựng sự nghiệp toàn cầu. Vào năm cuối Thomas học tại trường, chàng sinh viên đã trở thành thường trú nhân của Mỹ theo quyền lợi con cái, người phụ thuộc đi kèm đương đơn của chương trình EB-5.

Chiến lược định cư Mỹ sau du học cho con theo diện EB-5

Những chia sẻ của Thomas hé lộ một phần bức tranh đời sống của các du học sinh Việt Nam tại Mỹ. Từ thực tế này cho thấy, du học tại Mỹ mới chỉ là điều kiện cần để trang bị kiến thức toàn cầu, sẵn sàng để đi làm ngay sau khi ra trường.

Trong khi đó, điều kiện đủ để có những cơ hội tốt nhất chính là sở hữu thẻ xanh ngay sau khi tốt nghiệp hoặc sớm hơn. Trong đó, chiến lược đầu tư sở hữu thẻ xanh theo diện EB-5 vẫn là chương trình phù hợp nhất với đa số các gia đình Việt.

Bởi ngay từ Việt Nam, cha mẹ có thể hỗ trợ con từ xa bằng cách đầu tư vào một dự án của trung tâm vùng uy tín, hoàn tất hồ sơ theo điều kiện chương trình yêu cầu và chờ đợi nhận thẻ xanh có điều kiện.

Do đó, dù tổng thời gian nộp hồ sơ và chờ đợi cấp thẻ xanh chương trình này đã lên đến 5 năm do lượng hồ sơ tham gia quá đông, các gia đình Việt vẫn đang có xu hướng chọn kênh đầu tư này.

Hoặc nếu đầu tư định cư Mỹ theo diện EB-5 từ sớm và sở hữu thẻ thường trú nhân, con cái của các nhà đầu tư còn được hưởng chính sách miễn giảm học phí ưu tiên cho công dân và thường trú nhân. Hiện mỗi năm có đến hơn 250 gia đình nhà đầu tư đã thành công khi nhận được thẻ xanh và tiết kiệm chi phí du học cho gia đình lên đến 5 triệu đô la Mỹ thông qua các chương trình đầu tư định cư này.

>>>Làm sao để du học sinh ở lại Mỹ sau tốt nghiệp

>>>5 lời khuyên dành cho sinh viên Việt từ du học sinh Mỹ

>>>Đầu Tư Định Cư hay Du Học

[signature]
Đội ngũ chuyên gia và luật sư di trú sẵn sàng hỗ trợ, hãy gọi Hotline 0948064444.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *