Những bạn mới định cư Canada chắc còn nhiều bỡ ngỡ, biết được những kinh nghiệm của người đi trước sẽ phần nào giúp bạn định hướng được cuộc sống tại Canada.

Cùng tham khảo 10 bài học sau đây nhé.

Bài học 1: Tuyệt đối không mua vali nhựa và các đồ quan trọng ở Việt Nam (trừ mắt kiếng và làm răng), cứ vali vải cổ điển mà dùng cho bền hoặc ra nước ngoài mua cho đúng hàng tốt. Một cách khác là mọi người cứ đóng 1 cái thùng xốp 25kg quấn keo vòng quanh là ổn.

  • Một người được mang 3 kiện hành lý (1 xách tay 7kg và 1 túi laptop, 2 ký gửi 23kg/kiện) và $5,000 tương đương CAD$6,500 (thời gian đầu khoảng 3 tháng sẽ sài khá nhiều tầm $3,000 ~ $4,000 để ổn định cho 1 người ), nhớ bỏ tiền vào túi an toàn quấn quanh người vật bất ly thân, đừng để tiền trong hành lý
  • Qua đến Canada thì mở account (tài khoản) và bỏ tiền vào bank (ngân hàng) ngay cho an toàn. Ở Canada thường chỉ mang tiền mặt dưới $100 để chi tiêu ở những nơi không dùng thẻ như chợ Việt…. Còn lại đều dùng Visa và Debit Card (thẻ ngân hàng) tap on machine (đặt trên mặt) rất nhanh và gọn.

Bài học 2: Tuyệt đối đừng mang đồ ăn có chứa “chất thịt” và các đồ cấm trong hành lý bạn, lỡ bị phát hiện sẽ được vào black list (danh sách đen) những lần sau qua hải quan sẽ bị soi cả ngày, tùy mức độ nặng nhẹ sẽ bị phạt $800~$2,000 hoặc bị cấm nhập cảnh.

Bài học 3: Ở đây ít có người bắt cuộc gọi vì đang lái xe hay đang làm việc, vì rút điện thoại ra bấm hay nghe trong xưởng sẽ bị quản lý nhắc nhở. Người ta thích nhắn tin hơn là gọi. Và nếu gọi thì để lại tin nhắn thoại. Nếu người ta rảnh sẽ gọi lại mình. Mọi giao dịch đều có thể thực hiện bằng phone. Khi gọi dịch vụ thời gian chờ sẽ rất lâu. Nếu cuộc gọi quan trọng thì đừng cúp máy. Vì nếu cúp máy gọi lại, thời gian chờ thậm chí còn lâu hơn.

Chương trình AIPP- Định cư Canada diện lao động

Bài học 4: Khi mua hàng nhớ coi kỹ hoá đơn, vì có thể họ tính sai. Một số siêu thị như Superstore sẽ tặng mình món hàng nhỏ $10 đó luôn nếu mình phát hiện họ tính tiền sai trong ngày. Với điều kiện hàng nguyên giá, nếu hàng giảm giá final discount (giá chót) sẽ ko được như vậy.

Bài học 5: Thấy ai té ngã và cần giúp đỡ thì đừng sà vào vội mà hãy “ask for consent” (hỏi) trước liệu họ có cần giúp không, không khéo bị kiện phát là mệt. Cách hay nhất là gọi 911 để Police handle (cảnh sát lo) nếu bạn không có chứng chỉ làm cấp cứu. Giúp người không đúng chỗ đúng cách là tự hại mình đấy.

Bài học 6: Khí hậu Canada thay đổi thất thường sáng nóng chiều lạnh, nếu phải ra đường thì việc đầu tiên kiểm tra thời tiết và xem mục Feels Like (cảm giác) vì nhiệt độ có khi chỉ 0 độ mát mẻ nhưng gió mạnh sẽ feel like -10 độ), và vác theo áo khoác dù có mặc hay không. Ở đây phải giữ sức khỏe đúng như câu “sức khỏe là vàng”, bệnh cái là tốn cục vàng cho bác sĩ đấy nếu bạn không có bảo hiểm.

Bài học 7: Mùa đông đến bạn nào chưa có heater (máy sưởi) thì có thể ra Walmart sắm một cái chừng $20 là dùng tốt, bật chừng 15 phút là ấm phòng rồi tắt. Trong nhà cũng có heat nhưng nên phòng hờ vì nhiều nhà chủ tiết kiệm chỉ mở vài tiếng rồi tắt hoặc nhà cũ bị hư heater giữa đêm. Nhớ mua thêm cái humidifier (máy tạo ẩm) để xông hơi nước tránh bị khô họng vào mùa đông, tầm $30~$40 là xài tốt rồi, mình lùng trên kijiji và mấy shop đồ cũ moving sale (dọn nhà) mua được cái Honeywell có $10 mà còn mới tinh nguyên hộp xài cực tốt. Bạn nào tiết kiệm nữa có thể lấy cái ấm điện nấu nước sôi, cắm nấu nước mở cái nắp ra, vì thực ra nguyên lý 2 cái máy đấy như nhau, đi ra đi vô chịu khó bấm nút bật nấu, không muốn mất tiền thì phải chịu khó mất công. Bắt đầu một cuộc sống mới nhiều thứ phải lo toan lắm, cứ tiết kiệm được cái nào thì tốt cái đấy rồi sẽ ổn cả thôi

Bao lâu có thể bảo lãnh người thân sang định cư Canada

Bài học 8: Nên tìm kiếm thông tin và bản đồ của Google, lên kế hoạch kỹ trước khi ra đường đi làm giấy tờ linh tinh các kiểu tránh mất thời gian và tiền bạc khi di chuyển nhiều vì ở đây đất rộng. Không có xe cá nhân thì di chuyển bus (xe buýt) và subway (xe điện ngầm) rất lâu, mọi thông tin cứ ra CIC Newcomer Service hoặc Canada Center, không cần cò mối gì cả, mọi thứ đều được công khai.

Bài học 9: Thời gian đầu thì không nên mua xe vội vì xe thì rẻ ($5,000 ~ $7,000 là hoành tráng rồi ) nhưng bảo hiểm thì mắc, tầm $300 ~ $700/tháng cho new driver (tài xế mới), tính ra 1 năm đi xe tiền bảo hiểm gần bằng cái xe.

  • Đi phương tiện công cộng thì có subway/bus/streetcar cứ ra mua thẻ tháng ở station (trạm) hoặc mua token (thẻ chuyên dụng) ở subway station hoặc convenience store (tiệm tạp hóa)
  • Nếu không phải là xuống trạm cuối thì đừng nên ngủ trên xe dù mệt mỏi, xe chạy hố là còn mệt hơn nữa vì phải đón tuyến khác tốn tiền và thời gian quay ngược lại. Tuy nhiên bạn đi quen tuyến đường thì có thể ước lượng thời gian di chuyển và đặt báo thức rồi ngủ ngon lành thôi. Ở Canada này bạn nên tập thói quen đo khoảng cách xa/gần bằng thời gian di chuyển thay vì là kilomet, vì lái xe 2~3 tiếng được cho là gần, khoảng 200 ~ 300km.

Bài học 10: Ở đây có công việc ổn định là sẽ có mọi thứ dù cho làm công việc gì đi nữa, tất cả đều công bằng dĩ nhiên cho người siêng làm và chịu khó. Làm nhiều thì bị đánh thuế nhiều, làm ít đóng thuế ít, cuối cùng 2 mức ấy cũng phù hợp với cấu trúc xã hội mà chính phủ đã tính. Không có chuyện làm công nhân thì không bao giờ mua được cái xe. Ví dụ nhé: Mazda 3 đẹp cái cạnh 25,000 USD khỏi trả trước xu nào lãi suất 0%~3% mỗi tháng trả chừng $300 ~ $500 đồng trong vòng 60~84 tháng, lãi cho có hình thức, tương tự như mua nhà 2.5~4%. Có điều muốn làm giàu thì ở đây hơi khó vì luật chặt chẽ rất khó lách, đúng câu sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

Chúc các bạn sống vui khỏe nơi đất lành này.

Định cư Canada diện Doanh nhân tại New Brunswick (NB PNP)

[signature]
Đội ngũ chuyên gia và luật sư di trú sẵn sàng hỗ trợ, hãy gọi Hotline 0948064444.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *