Chủ đề này đã được một nhóm bạn thân người Úc trò chuyện cùng một anh bạn người Trung Quốc. Theo đó, họ muốn biết mức coi trọng gia đình của người Trung Quốc và người Úc khác nhau như thế nào?

Nhóm bạn người Úc cho rằng, họ cảm thấy người Trung Quốc vốn không yêu thương gia đình, vốn không xem trọng gia đình. Nói thẳng là họ yêu tiền nhiều hơn!.

Những người này cũng cho rằng, người Trung Quốc rất chăm chỉ, ở nước ngoài cũng đều tiết kiệm được nhiều tiền hơn so với người bản địa. Nhưng người Úc cho rằng người Trung Quốc không có tố chất làm ăn hơn, mà họ chỉ tiết kiệm hơn người nước ngoài. Theo đó, họ có thể tiết kiệm là nhờ hạ thấp tiêu chuẩn cuộc sống đi.

Người Trung Quốc cũng sẽ làm việc không quản ngày đêm, phó mặc con cái cho ông bà chăm sóc, thậm chí bận rộn đến nỗi rất ít khi chơi cùng con.

Những người bạn Úc cho rằng, người Trung Quốc mượn cớ là vì tương lai của gia đình, mà đã hy sinh gia đình của hiện tại. Vì công việc, họ có thể chấp nhận vợ chồng phải sống ly thân trong khoảng thời gian rất dài. Còn với người Úc, nếu được cử sang nước ngoài làm việc, thì nhất định họ phải là cả gia đình cùng đi, vợ, con cái đều phải cùng chuyển sang đây. Nếu như họ không đồng ý sang, những người Úc sẽ không thể tiếp nhận công việc này, bởi so với công việc thì dĩ nhiên gia đình quan trọng hơn rồi.

Bao nhiêu nỗi lo toan, dù có muốn quản cũng không quản được hết, cứ lặp đi lặp lại như vậy không dứt. Tầm mắt của chúng ta vẫn luôn nhìn về phía trước; vì tương lai, hôm nay tích lũy sức khỏe, tích lũy văn bằng, tích lũy tiền bạc. Kết quả bản thân lại than trời trách đất, tầm mắt của chúng ta không có lúc nào sống ở hiện tại. Nhiều người đến cuối đời đã nhận ra rằng, cả một đời không có lấy một ngày sống vì bản thân mình.

Vậy nên mới có nhận xét rằng: Người biết hưởng thụ nhất là người Mỹ; người có tín ngưỡng nhất là người châu Âu; từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, đều chứa đầy cạnh tranh và áp lực là người Trung Quốc.

Câu chuyện tranh luận trên cũng đủ thấy rằng người Úc họ xem trọng gia đình hơn tiền bạc. Với đại đa số người châu Âu, một đời của họ sẽ là:

0 – 10 tuổi: Tham gia đội nhạc trong trường, học tập âm nhạc cổ điển;

10 – 20 tuổi: Tổ chức nhóm nhạc của mình, tiến hành thưởng thức các loại âm nhạc;

20 – 30 tuổi: Chịu nhận ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Gothic;

(Nghệ thuật Gothic là một phong trào nghệ thuật phát triển theo nghệ thuật Rôman ở Pháp vào thế kỷ 12, sau đó đã nhanh chóng lan rộng ra khắp Tây Âu, gần như toàn bộ phía bắc dãy núi Anpơ)

30 – 40 tuổi: Đội nhạc bắt đầu chính thức đi vào tuyến đường “màu kim loại đen”;

40 – 50 tuổi: Nhớ lại sự hồn nhiên của tuổi thơ, bắt đầu trở về cuộc sống “tràn đầy màu sắc”;

50 – 60 tuổi: An định lại, tìm kiếm tình cảm ấm áp, sống cuộc sống bình yên;

60 – 70 tuổi: Đến giáo đường tổng kết một đời của mình;

70 – 80 tuổi: An hưởng tuổi già cùng con cái;

Sau khi chết: Yên tâm nằm ở trên một miếng đất thuộc về mình

Vậy còn với người Mỹ thì sao?. Với đại đa số người Mỹ, một đời của họ sẽ bao gồm như sau:

0 – 10 tuổi: Tham gia các loại hoạt động tập thể như khảo sát, khám phá các vùng đất;

10 – 20 tuổi: Theo đuổi ước mơ;

20 – 30 tuổi: Tìm kiếm cho mình một công việc ổn định;

30 – 40 tuổi: Cuối cùng tìm ra được mục tiêu theo đuổi của đời mình, hưởng thụ cuộc sống, có nhà cửa, có xe hơi, có con cái;

40 – 50 tuổi: Thỉnh thoảng trải qua kỳ nghỉ dài sau áp lực công việc;

50 – 60 tuổi: Tận hưởng cuộc sống, du lịch;

60 – 70 tuổi: Bắt dầu viết hồi ký, du lịch;

70 – 80 tuổi: An hưởng tuổi già;

Sau khi mất: Thông thường được đưa vào nghĩa trang công cộng.

Còn với đại đa số người Trung Quốc, một đời của họ được thể hiện:

0 – 10 tuổi: Bị ép phải học tập các loại kỹ năng, không ngừng kiểm tra cấp bậc, đa số đều là bởi sĩ diện và mong đợi của bố mẹ;

10 – 20 tuổi: Gặm nhấm cả một núi sách, ứng phó các loại kỳ thi dồn dập kéo đến như sóng biển.

20 – 30 tuổi: Nộp sơ yếu lý lịch khắp nơi, lo lắng bản thân không tìm được công việc;

30 – 40 tuổi: Trở thành nô lệ của nhà cửa, xe cộ;

40 – 50 tuổi: Bận tâm lo lắng cho tương lai của con cái, nhịn ăn nhịn mặc, cố gắng dự trữ tiền bạc;

50 – 60 tuổi: Cuối cùng đã có được cuộc sống của mình, lại phát hiện đã sắp phải nghỉ hưu, lại bắt đầu lo lắng sau khi nghỉ hưu phải làm gì;

60 – 70 tuổi: Bỏ ra phần lớn sức lực để dưỡng sinh, lại phát hiện còn phải trông nom cháu;

70 – 80 tuổi: Cuối cùng an định lại để hưởng ngày tháng cuối đời;

Trước lúc chết: Phát hiện thì ra một một miếng đất ở khu nghĩa trang lại có giá ‘cắt cổ’

Còn bạn, bạn muốn sống như một người Mỹ, Âu châu, hay là một người Trung Quốc như đã kể ở trên?

Đội ngũ chuyên gia và luật sư di trú sẵn sàng hỗ trợ, hãy gọi Hotline 0948064444.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *